[CNS28] – OSHO, Sáng tạo & Hạnh phúc tại Tâm <3

Sáng tạo – bừng cháy sức mạnh bên trong

OSHO – Creativity Unleashing the Forces within

& Hạnh phúc tại Tâm – Joy the happiness that comes from within

Học ở UCIE từ 2009, đến giờ cũng được 5 năm rồi, số lần nhìn thấy sách của OSHO không ít, thế mà trong suốt phần lớn quãng thời gian đó mình không nghĩ mình thích/có thể đọc sách – tự thấy nó chưa đủ hấp dẫn mình bằng các cuốn sách được quảng cáo là bestseller, những cuốn sách về khoa học quản lý, về kỹ năng làm việc … để rồi đến thời điểm này, mình đọc từng câu từng chữ trong mỗi trang sách, mình thấy nó dễ hiểu và đáng đọc hơn những cuốn sách về kỹ năng kia.

Có thể con người ta, đến một thời điểm nào đó, người ta gọi là cái “duyên”, hoặc là đến “ngưỡng” người ta có thể hiểu được những cuốn sách và nội dung mà chưa bao giờ họ nghĩ họ cần hiểu nó.

Nhân dịp trăn trở về cuộc sống của mình, mình tình cờ đọc được bài viết này http://www.camxahoc.vn/?p=11615 Phép màu của tình yêu, ngay khi đọc xong đã phải báo ngay với Thầy:

  • “bài này hay quá Thầy ơi http://www.camxahoc.vn/?p=11615
  • :), Em đọc hết không?
  • hết từng từ mà Thầy :), về cơ bản đâu khác những gì Thầy nói”

Tự quan sát bản thân, và mình thấy những cố chấp, bảo thủ trong con người mình, thấy những cảm giác lo lắng, sợ hãi … và cũng thấy được những cảm xúc yêu thương … đọc xong 2 cuốn sách trong 1 tuần, thấy ngộ ra vài thứ. Và chắc chắn một điều, sau này đọc lại, mình cũng sẽ có những suy nghĩ khác về chúng :v

Cảm nhận trước về cuốn “Sáng tạo – Bừng cháy sức mạnh bên trong”, cuốn sách này viết theo phong cách khoa học, khá logic và dễ tiếp nhận, ngoài 2 chương đầu và cuối mình không ấn tượng gì lắm thì mình nhớ nhất 3 chương ở giữa:

Năm trở ngại (cho sáng tạo ấy):

  • Ý thức về cái tôi
  • Chủ nghĩa cầu toàn
  • Trí tuệ
  • Niềm tin
  • Trò chơi danh vọng

Bốn chìa khóa:

  • Trở lại là một đứa trẻ
  • Sẵn lòng học hỏi
  • Thấy niết bàn giữa trần thế
  • Sống mộng mơ

Bốn câu hỏi:

  • Ký ức và trí tưởng tượng
  • Chứng trầm cảm hậu sản
  • Sáng tạo và sự lai tạo
  • Nghệ thuật kính trọng đồng tiền

Nói về năm trở ngại, có vẻ khá đúng, khi bạn còn có cái tôi, bạn sẽ không thấy được những quy luật tự nhiên của cuộc sống; Nếu bạn quá cầu toàn bạn cũng phá vỡ những thứ vốn là tự nhiên. Trí tuệ cũng là một trở ngại của sáng tạo? Nghe có vẻ vô lý nhỉ? Nhưng thực sự là như vậy đấy, ko tin bạn cứ đọc mà xem 😀

Cản trở thứ tư là niềm tin, câu chuyện về người thợ mộc vào rừng và tâm sự với những cái cây, hỏi xem cái cây nào sẵn sàng làm ghế, nếu chúng sẵn sàng, người thợ mộc mới đem chúng về để làm thành cái ghế … liệu trong cuộc sống, bạn có đủ kiên nhẫn đợi một việc tất nhiên nó sẽ tới không, hay bạn ra sức thúc ép cho nó xảy đến khi bạn cần? Phần này cũng có một câu chuyện về một nghệ sỹ điêu khắc chỉ cần chạm tay vào một người con gái mà có thể tạc được bức tượng giống y nàng, làm ta liên tưởng đến anh chàng kiến trúc sư đầy hấp dẫn trong tác phẩm Suối  nguồn.

Trò chơi danh vọng – có một vài câu chuyện rất hay – xã hội hiện tại đa phần đang lao đầu vào nó. Chuyện kể rằng ở một đất nước nọ, có một nhà thơ làm rất nhiều bài thơ hay, nhưng trong nước chẳng ai thèm đọc nó. Nhưng đến khi nó được dịch ra tiếng Anh thì thế giới đã ca tụng chúng, rồi quay trở lại, những người trong nước đua nhau tìm để đọc và ca tụng theo, vậy cái thật sự họ ca tụng là gì? Là cái hay của bài thơ hay là cái danh tiếng kia? Hay có một nhà tâm lý học đã từ chối nhận giải Nobel với lý do: “Tôi đã nhận đủ phần thưởng trong quá trình làm việc rồi. Giải Nobel không giúp thêm được gì mà trái lại nó còn kéo tôi xuống. Giải thưởng đó tốt cho những người nghiệp dư đang tìm kiếm sự công nhận; còn tôi, tôi đã quá già, cũng như đã tận hưởng đủ rồi. Tôi yêu mọi điều mình làm, bản thân nó đã là phần thưởng rồi. Tôi không muốn nhận bất kỳ phần thưởng nào khác, bởi không gì có thể tốt hơn những cái tôi đã nhận được” – cuộc sống có mấy người sống được như thế nhỉ? Bạn yêu công việc mình làm, và được làm những việc đó là niềm hạnh phúc, là giải thưởng cho chính bạn, bạn không cần phải có ai đó công nhận công sức bạn bỏ ra, chỉ cần bạn được làm những việc đó – đó là tình yêu của bạn dành cho công việc, hãy chọn cho bạn một công việc mà không cần phần thưởng bạn vẫn làm tốt J

Trở lại là một đứa trẻ dường như là một chìa khóa khá dễ hiểu đối với mỗi người, đứa trẻ không quan tâm xã hội đang có những quy tắc gì, chúng cũng không sợ ai đó bảo chúng là ngốc nghếch, chúng sẵn sàng thử nghiệm những phương án mới mà chưa ai nghĩ ra … và chúng được sáng tạo, được phát huy bán cầu não phải đầy sáng tạo của chúng ^^. Và qua thời gian, qua trường lớp, chúng dần dần bị mất khả năng đó bởi các môn học ở trường đa phần đều dùng để phát huy não trái :v

… nói chung, mình thấy, chốt lại của cuốn sách muốn nói: nếu bạn muốn phát huy tính sáng tạo từ bên trong bạn, thì bạn cần hiểu mình là một phần trong cái tổng thể, cái tổng thể luôn có quy luật, mỗi sự vật, con người sinh ra đều có những sứ mệnh riêng, và nếu bạn làm mọi việc từ cái tâm của bạn thì chính bạn đã là một phần của cái tổng thể, hòa hợp với những điều xung quanh, đó là lúc bạn sáng tạo.

Một vài trích đoạn mình thích 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Còn “Hạnh phúc tại tâm” thì sao?

 

Cuốn sách cũng chia thành nhiều phần, nhưng các phần đều có 1 ý giống nhau, đó là bạn nên sống cho hiện tại. Cuộc sống khi bạn sinh ra và khi bạn chết đi đều là 2 bàn tay trắng, vậy thì tại sao bạn phải đau khổ để có được cái này hay cái khác? Cuốn sách cũng đưa ra những khái niệm về niềm vui, nỗi khổ, hạnh phúc và sự an lạc và khuyên bạn nên thiền định để có được sự an lạc. Bạn không thể thay đổi hay làm chủ được những thứ ngoài bạn, vậy nên hãy khám phá chính bản thân mình và làm chủ nó, hiểu nó để có được trạng thái an lạc. “Chừng nào còn sống thì bạn vẫn còn là một cá thể duy nhất. Chỉ có xác chết mới giống nhau. Chúng ta không bao giờ giống nhau, không thể giống nhau. Cuộc sống trôi đi không bao giờ lặp lại” vậy nên bạn đừng bao giờ so sánh mình với người khác “So sánh khiến bạn bắt chước. Bắc chước một ai đó là đánh mất cơ hội được sống đúng với bản chất của mình”. Nếu bạn sinh ra là hoa móng rồng, thì đừng bắc chước hoa hồng, hãy sống trọn cuộc đời của hoa móng rồng 🙂

Tạm kết, cũng chưa phải là ngộ hết, cơ mà sẽ tập luyện để có được cuộc  sống an lạc, nhất là sẽ gặp được một người bạn đồng hành cùng năng lượng tích cực với mình – có một đoạn trong cuốn sách trả lời cho câu hỏi “Có phải một người nên tự chiêm nghiệm sự cô đơn của bản thân trước khi bắt đầu những mối quan hệ” – “Vâng, bạn phải tự chiêm nghiệm sự cô đơn của bản thân cho đến khi sự cô đơn chuyển thành tự tại. Chỉ khi đó bạn mới có thể có mối quan hệ sâu sắc và phong phú. Chỉ khi đó bạn mới có thể tiến đến tình yêu”. “Con người không cần phải làm gì cả để có được hạnh phúc. Người ta chỉ việc đi và sống. Chỉ đơn giản như vậy thôi!”

Cảm ơn anh Nghĩa, anh Thăng đã sẵn sàng cho mượn sách khi e có cảm hứng đọc chúng 🙂
Chúc gia đình Mến sách những ngày nghỉ thư giãn, bình an, tự tại và an nhiên ^^

Tặng cả nhà một cánh hoa Rơi mà không Rơi giữa mùa Thu Hà Nội

Và hãy sống theo cách của bạn!

Bình luận về bài viết này