Những điều tớ đã biết về Văn hóa doanh nghiệp

Buổi đào tạo thứ 2 về DISC – đã học hết những gì bị  miss của buổi 1 😀

Buổi thứ nhất về Văn hóa doanh nghiệp của Vita-share – đã vỡ ra thế nào là VHDN, thật đơn giản 😡

Album ảnh đã được up http://www.facebook.com/media/set/?set=a.2116217474329.2094383.1512481114&type=1&l=8f7d065513

Những cảm nhận ngoài lề:

– Thân cảm ơn chị Tuyết Linh, e Hồng Phương và các bạn ở VTC Online đã nhiệt tình cho mượn một căn phòng đào tạo thật tuyệt vời :x, đã hỗ trợ công tác hậu cần cho lớp học cả ngày thật chu đáo :x, yêu mọi người rất nhiều ạ ^^

– Thân cảm ơn thầy giáo Trịnh Quốc Trị đã báo tin cho e về lịch công tác Hà Nội của Thầy, em hy vọng những tấm thiệp hôm nay của các bạn trong lớp học sẽ làm Thầy vui ạ 😡

– Thân cảm ơn chị Diệu Linh – Vita-share đã sắp xếp lịch làm việc của Thầy cho cộng đồng HR Hà Nội

– Thân cảm ơn Thi – một bạn gái Sài Gòn thật dễ thương ;), tin vui của Thi dành cho Ánh Nguyệt thật sự làm mình bất ngờ – một cảm xúc mà mình rất hiếm gặp ^^

Còn về nội dung buổi học, cả ngày hôm nay, đúng là một bữa no nê về kiến thức, và quả thật, sau buổi học về Văn hóa doanh nghiệp của thầy, người nhóm C như em đã biết rất rõ ràng và mạch lạc thế nào là Văn hóa doanh nghiệp, một lý thuyết khá thuyết phục người nhóm C 😀

Xin phép được chia sẻ sau

Chúc cả nhà ngủ ngon 😡

23/11

Trong lúc xếp hàng chờ nộp hồ sơ, anh Tiến gọi điện, e ơi tổ chức một buổi VHDN chiều thứ 6 này được không :(, quy mô 50 người là các cấp quản lý, và HR, nghe có vẻ làm đầu e căng ra đấy anh Tiến ạ 😀 Nhưng vụ đó tương lai thế nào sáng mai e sẽ có quyết định chính thức nhá, 

Giờ quay lại với chia sẻ về những điều mình đã học được tại buổi đào tạo Văn hóa doanh nghiệp chiều qua của Thầy Trị ^^

This slideshow requires JavaScript.

Không nhớ nổi là mình đã đi nghe bao nhiêu buổi hội thảo về VHDN nữa, nhưng thật ra mà nói là mình chả nhớ gì cả, giờ chắc lại đi tìm tài liệu trên mạng mà đọc lại thôi! Với buổi hôm qua, kiến thức về VHDN cứ như một bài toán, với những cấu tạo có thể nhìn rõ, định dạng được chúng đang hình gì, và có thể định dạng được kiểu VH mà DN, hay bộ phận mình mong muốn đạt tới, bằng một công cụ test miễn phí tại trang http://congcu.vita-share.com/vhdn/

Bạn đừng nghĩ DN bạn chưa có văn hóa, vì nếu bạn nghĩ vậy thì xét về quan điểm cá nhân, chả lẽ bạn chưa “xây dựng văn hóa cá nhân” thì bạn là người chưa có văn hóa?

Doanh nghiệp cũng vậy, nó chỉ không phải là cá nhân, mà là một nhóm người thôi!

Vậy VHDN là gì, và nó được cấu thành như thế nào?

Trước tiên nên hiểu rõ DN muốn thành công thì cần phải như thế nào? 

Chìa khóa giúp các DN thành công là gì? Có phải sức mạnh thị trường, định vị cạnh tranh hay lợi thế nguồn lực không?

Không phải, mà yếu tố giúp các công ty như  Wal-mart thành công đến giờ đó chính là giá trị công ty, niềm tin cá nhân, tầm nhìn ^^

Thầy giáo có phân tích một ví dụ thực tế qua bảng này:

Cũng giống như DISC, Văn hóa DN cũng có 4 loại, chia theo hướng nội – hướng ngoại, Cảm xúc và Lý trí:

1. Hướng nội & Cảm xúc là văn hóa C – Gia đình (tương tự nhóm S trong DISC)

2. Hướng nội và Lý trí là văn hóa H – Thứ bậc (tương tự nhóm C trong DISC)

3. Hướng ngoại và Lý trí là văn hóa M – Thị trường (tương tự nhóm D trong DISC)

4. Hướng ngoại và cảm xúc là văn hóa A – Sáng tạo (tương tự nhóm I trong DISC)

Khi làm test xem VHDN hiện tại và VHDN mong muốn tại link đã dẫn, bạn sẽ có biểu đồ này:

Nhưng cao hơn DISC, VHDN là tập hợp của các cá nhân => nhóm, thế nên nó được cấu thành bởi 6 yếu tố (bạn có thể tượng tượng như 6 lát cắt của một khoanh giò (cái này tớ nghĩ ra vì đang đói :D, chứ thầy thì thầy lấy ví dụ là cái bánh tét của miền nam ấy :D), và mỗi khoanh ta chia ra làm 4 mảnh C-H-M-A: với tỷ lệ khác nhau – tức là không phải lúc nào các khoanh giò đó cũng chia đều như đi ăn cỗ đâu nhá)

1. Khoanh giò 1: Đặc tính  nổi trội

1.1. Miếng giò thứ nhất: Đặc tính nổi trội của C – kiểu gia đình là: yêu thương, chia sẻ, thân thiện (đây là đặc tính mà NV nào cũng muốn DN có), tuy nhiên nhược điểm của nó là thiếu công bằng, không khách quan

1.2. Miếng giò thứ hai: Đặc tính nổi trội của H – kiểu thứ bậc là: Nguyên tắc, tôn ti, trật tự – kiểu này thích hợp với các doanh nghiệp sản xuất, hay nhà binh. Nhược điểm của nó là thiếu sự thân thiện ^^

1.3. Miếng giò thứ ba: Đặc tính nổi trội của M – kiểu thị trường là: Kết quả, chiến thắng, cạnh tranh – kiểu này thích hợp với các doanh nghiệp nào nhỉ? Tự nhiên chả nghĩ ra :D, kiểu này thích hợp với công ty đẩy mạnh khách hàng, tiền về thật nhiều 😀

1.4. Miếng giò thứ bốn: Đặc tính nổi trội của A – kiểu sáng tạo là: Năng động, tự chủ, sáng tạo – kiểu này thích hợp với các doanh nghiệp cần tính sáng tạo như Game chẳng hạn nhỉ 😀

2. Khoanh giò thứ 2: Chiến lược nổi trội 

2.1. Miếng giò thứ nhất: Chiến lược nổi trội của C – kiểu gia đình là: một đội ngũ mạnh, tinh thần đoàn kết cao

2.2. Miếng giò thứ hai: Chiến lược nổi trội của H – kiểu thứ bậc là: Hệ thống vững chắc, kỷ luật

2.3. Miếng giò thứ ba: Chiến lược nổi trội của M – kiểu thị trường là: Dẫn đầu thị trường

2.4. Miếng giò thứ bốn: Chiến lược nổi trội của A – kiểu sáng tạo là: Đổi mới sản phẩm

3. Khoanh giò thứ 3: Người lãnh đạo

3.1. Miếng giò thứ nhất: Người lãnh đạo của C – kiểu gia đình là: người lãnh đạo là người cha, người mẹ, người thầy

3.2. Miếng giò thứ hai: Người lãnh đạo của H – kiểu thứ bậc là:  Người lãnh đạo như công an, quản đốc

3.3. Miếng giò thứ ba:  Người lãnh đạo của M – kiểu thị trường là: Người lãnh đạo là thống soái, võ tướng (nhớ hôm HRDAY vừa rồi bác bên MISA có nói theo quan điểm này)

3.4. Miếng giò thứ bốn:  Người lãnh đạo của A – kiểu sáng tạo là: Người lãnh đạo là người nhạc trưởng, nhà nghệ thuật, nhà thám hiểm ^^

4. Khoanh giò thứ tư: Nhân viên

4.1. Miếng giò thứ nhất: Nhân viên của C – kiểu gia đình là: Nhân viên có tính đồng đội, hợp tác

4.2. Miếng giò thứ hai: Nhân viên của H – kiểu thứ bậc là:  Nhân viên ổn định, tuân thủ

4.3. Miếng giò thứ ba: Nhân viên của M – kiểu thị trường là: Nhân viên thăng tiến, và thích thử thách

4.4. Miếng giò thứ bốn: Nhân viên của A – kiểu sáng tạo là: Nhân viên có xu hướng tự do, đổi mới, sáng tạo

5. Khoanh giò thứ năm: Chất keo gắn kết

5.1. Miếng giò thứ nhất: Chất keo gắn kết của C – kiểu gia đình là: chất keo gắn kết là sự trung thành, truyền thống

5.2. Miếng giò thứ hai: Chất keo gắn kết  của H – kiểu thứ bậc là:  chất keo gắn kết là tính nguyên tắc, hệ thống

5.3. Miếng giò thứ ba: Chất keo gắn kết của M – kiểu thị trường là: Chất keo gắn kết là chiến thắng, thành tích và sự thăng tiến

5.4. Miếng giò thứ bốn: Chất keo gắn kết  của A – kiểu sáng tạo là: chất keo gắn kết là sáng tạo, đổi mới, trải nghiệm

6. Khoanh giò số 6 –  định nghĩa thành công

6.1. Miếng giò thứ nhất: Định nghĩa thành công của C – kiểu gia đình là: thành công là quan tâm nhân viên

6.2. Miếng giò thứ hai: Định nghĩa thành công của H – kiểu thứ bậc là:  thành công là tự chủ hàng hóa, chi phí thấp, giữ lời hữa

6.3. Miếng giò thứ ba: Định nghĩa thành công của M – kiểu thị trường là: thành công là dẫn đầu thị trường, thị phần lớn

6.4. Miếng giò thứ bốn: Định nghĩa thành công của A – kiểu sáng tạo là: thành công là có nhiều sản phẩm mới 

 Vậy đó, công thức này cũng có thể áp dụng cho từng bộ phận/phòng ban, với tỷ lệ các miếng giò khác nhau, tùy định hướng và mục tiêu của bộ phận, và chỉ có người trong doanh nghiệp mới biết cắt từng khoanh giò theo tỷ lệ khác nhau sao cho phù hợp với mục tiêu của mình, vì nguồn lực là khan hiếm, bạn chỉ có 100% của CHMA, trong đó có ?%C + ?%H + ?%M + ?%M
Tiếp theo là phần phân tích tình huống với 2 bài toán, bài toán về DN và bài toán về bộ phận rất thú vị ^^, để tớ tìm xem có clip đó trên youtube không nhé ^^
Đã tìm thấy ^^ Bài toán của doanh nghiệp, trong tình huống này, với kiến thức đã được học, bạn sẽ làm như thế nào?
Tình huống được trích từ phút thứ 10′ -14.36′ trận đấu CEO – Chìa khóa thành công số 14 – SIẾT CHẶT ĐỘI HÌNH THỜI HẬU KHỦNG HOẢNG http://www.youtube.com/watch?v=070mcIv2xm4&feature=related%5D
Tình huống bộ phận, vụ này là đuổi việc GĐ NS đấy :D, tình huống này tớ tìm mãi trong bộ CEO – Chìa khóa thành công mà chưa thấy, đành lấy đoạn quay lại tại buổi học hôm qua vậy
Tớ sẽ phân tích sau nhé 😉
Sau đó là đến phần tạo tình huống gay cấn để nhận ra những vấn đề mà các sếp hiện nay đang phải đối mặt hàng ngày – thật là đau đầu và tớ hứa là tớ sẽ ko làm sếp đâu 😉
À, thiếu mất phần mở đầu bằng câu chuyện về con cá kèo nữa, để mai search google xem có ko 😀

19 bình luận về “Những điều tớ đã biết về Văn hóa doanh nghiệp

  1. Nguyệt nói:

    Dear Ánh Nguyệt!
    Chào bạn! Đọc xong bài của bạn mình thấy rất hay, bên cạnh đó bạn có thể cho mình biết ứng dụng thực tiễn trong việc sử dụng thang đo CHMA ko, mình đang làm bài tiểu luận về thang đo CHMA nhưng tài liệu thì ít quá, thanks bạn nhé!

  2. Lê Thị Ngọc Trâm nói:

    chào chị,

    em đang theo học môn văn hóa doanh nghiệp, theo e được biết để đo lường VHDN người ta thường nhắc đến CHMA, cho e xin hỏi ngoài ra trên thế giới còn những phương pháp đo lường nào nữa ko ạ?

  3. PhanNgan nói:

    Chị Ánh Nguyệt thân mến, cảm ơn chị vì những kiến thức chị chia sẻ qua những bài viết trên blog này, nhờ đó em cũng biết thêm về vhdn và công cụ đo lường vhdn.
    Tuy nhiên em có một vài thắc mắc về công cụ CHAM mong chị giải đáp giúp em, theo như em hiểu thì ứng dụng phần mềm đo lường văn hóa doanh nghiệp (trên vita share), là dựa trên ý kiến của cá nhân có đúng không ạ? và nếu dựa trên ý kiến cá nhân làm việc trong 1 dn hay phòng ban, thì liệu tính chính xác của nó như thế nào ạ? Xin chị giải đáp giúp em với, hoặc giả em có đang hiểu sai về công cụ đo lường này, chị có thể nói rõ hơn giúp em không ạ?

    Em cảm ơn chị rất nhiều ạ!

    • Ánh Nguyệt nói:

      Hi em, một câu hỏi rất hay 🙂
      Test đó đúng là theo quan điểm cá nhân của mỗi người, và để tổng hợp VHDN là gì thì ko thể lấy một bài test của một người để kết luận được, đúng không em?

      • PhanNgan nói:

        Dạ, chị ơi, nếu thế chị có thể chỉ giúp em cách thức nào khác để ứng dụng sử dụng phần mềm vitashare một cách linh hoạt hơn không ạ, tức là khảo sát nhận ý kiến trên diện rộng hơn thay vì chỉ nhận ý kiến cá nhân ấy ạ? Em đã thử tìm hiểu trên các trang tiếng việt, và chỉ tìm thấy công cụ đo lường vhdn là phần mềm trên vitashare, nếu chị biết có cách thức đo lường nào khác, chị chỉ giúp em với ạ.
        Hiện em đang đi thực tập và làm đề tài báo cáo về văn hóa doanh nghiệp, em cần thực hiện đánh giá đo lường vhdn tại đơn vị mình đang thực tập nhưng cũng không biết làm sao được cả.

        Em cảm ơn chị nhiều lắm ạ.
        Thân!

  4. Mai Hiên nói:

    Dear Ánh Nguyệt,
    Đọc xong bài của AN mới mong mỏi làm sao là mình vẫn là dân nhân sự và trẻ lại như AN. Tại sao vậy? vì có như vậy thì mới có nhiều sức, có nhiều thời gian, có nhiều cảm xúc và lúc nào cũng như miếng bọt biển vậy, hấp thu tất cả.
    Hàng ngày, cơm áo gạo tiền, chồng con, chẳng nghĩ ra cái gì nữa. Đọc lại những thông tin của em, lại thấy muốn vứt đi một vài thứ để up vô vài thứ.

    Cảm ơn những thông tin chia sẻ của AN nhé. Chị thấy đáng lý ra trong ngày tôn vinh của HRday, em phải có thêm vài cái sao nữa trên ngực ý

    Cho chị đăng ký tham gia ngày 25 này nhá.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s