[CNS31] – Nhật ký hành trình xuyên Châu Mỹ La Tinh bằng xe gắn máy – Ernesto Che Guevara

Đã từng ngồi một quán cafe có cái tên Che – ở phố Hào Nam cách đây vài năm, cho 1 cuộc hẹn với một em gái ở CLB tình nguyện nào đó mà mình không còn nhớ nữa, hồi đó ngồi quán, thấy ảnh của Che, thì cũng chẳng biết bạn ấy là ai, và đến giờ, khi đọc xong cuốn “Nhật ký hành trình xuyên Châu Mỹ La Tinh bằng xe gắn máy” thì thật ra cũng chưa hẳn đã biết Che là ai ^^

Tại sao mình lại đọc cuốn sách này trong thời điểm này?

Che 1

Cũng không lý giải được ^^
Vào một ngày đẹp trời cuối mùa thu Hà Nội, lang thang vào thư viện điện tử, click nút mua, và đọc chỉ với suy nghĩ rằng nên tìm hiểu về con người này 😉

Cả cuốn sách là một nhật ký ghi lại cuộc hành trình của Che cùng 1 người bạn qua một số nước của Châu Mỹ La Tinh, mà nửa chặng đường đầu là bằng chiếc xe gắn máy gần hỏng, và nửa chặng đường sau là bằng đôi chân của chính họ, và bằng những chuyến xe tải, những chuyến tàu đi nhờ, và thậm chí là cả bằng những chuyến bè tự chèo trên sông 🙂

Cuốn nhật ký không viết nhiều về cảnh đẹp nơi 2 người bạn đi qua – dù cũng có, mà nó tập trung vào những câu chuyện mà họ trải qua với những người họ gặp, đọc thì thấy chỉ là một câu chuyện rất đỗi bình thường giống như “Xách Balo lên và Đi” nhưng nó lại khác ở chỗ, họ đi đến những trại phong ở những đất nước họ qua, họ tiếp xúc với những bệnh nhân phong của những năm 1950 – thời mà bệnh phong được gọi là bệnh hủi, bị xã hội xa lánh, còn họ thì tiếp cận với bệnh nhân không cần găng tay hay bảo hộ gì – họ đã cho đi hết mình và họ cũng nhận được không ít tình cảm nồng nhiệt trên khắp hành trình đó.

Nhật ký là những câu chuyện rất đỗi tuổi trẻ, để có được thức ăn, rượu uống, họ cũng “lừa gạt” những người tốt bụng trên chuyến hành trình của họ để có được – những miêu tả rất chân thực như vậy lại toát lên hình ảnh về những chàng trai hóm hỉnh, nhiệt huyết với cuộc sống.

Nhật ký cũng không ít lần nhắc đến bệnh suyễn của Che – căn bệnh từ bé của anh, với những lần thiếu thuốc và anh đã phải chịu đựng nó lâu hơn bình thường mà không hề có một từ ngữ kêu ca nào cả 🙂

Nhật ký là những từ ngữ giản dị, nhưng lại sâu sắc về suy nghĩ của người trẻ với xã hội với chiến tranh và với người nghèo và mình tự nghĩ khi còn trẻ, thậm chí già rồi, bạn có gì để mất mà tại sao không làm những điều mà bạn thật sự muốn làm?

Che 3

Đọc nhật ký mình cũng thấy được tuổi trẻ của châu Mỹ La Tinh thì khi đi “du lịch” những địa điểm họ tới là những nơi ghi dấu ấn lịch sử của nơi đó, ví dụ như bảo tàng, ví dụ như những nơi là biểu tượng của địa điểm, họ cũng chụp ảnh lưu giữ kỷ niệm mỗi nơi họ qua.

Đọc nhật ký hành trình mình cũng thấy tình cảm gia đình của Che, với những trích đoạn thư cho mẹ, cho bố, cho người yêu – rất tình cảm và rất đời thường 🙂


Che 2

Tuổi trẻ của Che như một tấm gương cho bạn trẻ học tập, dám đi, dám làm, dám cả từ bỏ nữa ^^

Đọc xong nhật ký hành trình Che, cứ có một thứ gì đó khiến mình muốn bước tiếp con đường đang đi dù có lúc mình thấy mệt mỏi muốn dừng lại, muốn buông xuôi 🙂

Đọc nhật ký hành trình của Che mình thấy mình cần sống nhiều hơn cho những điều tích cực, những điều mình thật sự mong muốn :0

Đọc nhật ký hành trình của Che, cảm thấy mình còn phải học nhiều thứ nữa, làm nhiều điều hơn nữa ^^
Có những người, dù bạn chẳng biết họ là ai, họ đóng góp điều gì cho xã hội này, họ sống ra sao … nhưng chỉ cần nhìn tấm ảnh của họ – như ảnh Che ấy, bạn đã thấy 1 khí phách mà không phải ai cũng có được, khí phách đó cho bạn cảm nhận về 1 con người mà không cần đọc thêm câu chữ, và khi đọc thêm rồi, bạn chỉ thấy cái khí phách mà bạn đã cảm được hoàn toàn đúng mà thôi 🙂

Mỗi một chuyến đi đều đem đến cho bạn những điều hay, bạn sẽ nhìn cuộc sống ở góc nhìn mở  hơn, không còn đóng khung trong cái “cổng làng” nữa, vì thế mà hãy đi khi có thể, và nếu không thể đi thì có thể đọc – vì đọc cũng cảm nhận được những “chuyến đi” – không chỉ là những chuyến đi vật lý mà bạn nhìn thấy từ địa điểm này qua địa điểm khác, mà còn là những hành trình phát triển trong tâm trí của bạn 🙂

Cảm ơn Che ^^

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s