PHẦN I. GIỚI THIỆU MÔN HỌC
Tên môn học | Quản lý Nhà nước về lao động |
Tổng số ĐVHT | 02 ĐVHT |
Bộ môn phụ trách | |
Giảng viên giảng dạy 1 | TS Nguyễn Thị Lan Hương
Viện Khoa học lao động và xã hội Bộ Lao động-Thương binh và xã hội
|
Giảng viên giảng dạy 2: |
I. MÔ TẢ MÔN HỌC
Học phần nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản và kỹ năng về quản lý lao động trên tầm vĩ mô (quản lý nhà nước). Thông qua việc làm rõ vai trò của Nhà nước trong quản lý lao động và các nguyên lý cơ bản về sự can thiệp của nhà nước trong thị trường lao động, sẽ giúp cho học viên có thể đảm các vị trí trong quản lý nhà nước về lao động, các cơ quan đại diện người sử dụng lao động và đại diện người lao động nhằm tạo điều kiện thiết lập mối quan hệ giữa quản lý-lao động tốt hơn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.
II. MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC
Trên cơ sở làm rõ mối quan hệ giữa quản lý nhà nước và sự vận hành của thị trường lao động, môn học trang bị cho học viên các kiến thức cơ bản về hoạt động quản lý nhà nước về lao động, các công cụ sử dụng để quản lý, các phương pháp đánh giá hiệu quả quản lý lao động trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường có định hướng XHCN ở Việt nam hiện hành. Thông qua đó, tạo điều kiện tăng cường hiệu quả hoạt động của thị trường lao động.
III. TRANG THIẾT BỊ DÀNH CHO VIỆC DẠY VÀ HỌC
– Phấn, bảng và hệ thống máy chiếu.
IV. KẾ HOẠCH TƯ VẤN, GIÚP ĐỠ HỌC VIÊN TRONG HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU MÔN HỌC
– Giáo viên trình bày lý thuyết (những nội dung mới, nâng cao), giới thiệu tài liệu đọc thêm cho học viên;
– Giáo viên gợi mở để học viên nêu các vấn đề thực tiễn thường gặp trong quản lý, ứng dụng lý thuyết để giải quyết các vấn đề phát sinh;
– Học viên đọc tài liệu, chuẩn bị các nội dung cần trao đổi, trình bày và thảo luận trong các buổi học có liên quan;
– Chuẩn bị các bài trình bày theo chủ để được phân công của giảng viên theo nhóm, các nhóm khác phản biện.
– Giáo viên giải đáp thắc mắc, bổ túc thêm kiến thức, thực hiện trao đổi chuyên môn ngoài những vấn đề học trên lớp thông qua điện thoại Email.
V. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC
Trong quá trình tiếp thu môn học sinh viên phải làm 01 bài làm việc nhóm (chủ đề giảng viên giới thiệu) và 01 bài thi cuối cùng. Ngoài ra sẽ đánh giá quá trình tham gia học bài của cá nhân tại lớp. Trọng số cụ thể như sau:
- Đánh giá qui trình học của cá nhân: 15%
- Bài tập nhóm: 25%
- Bài thi cuối kỳ: 60%
VI. YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI HỌC
Quản lý nhà nước về lao động là một môn khoa học ứng dụng. Ở cấp trình độ thạc sỹ, học viên cần có những kiến thức cơ bản về thị trường lao động, quản lý nhà nước, quản lý con người.. và các kiến thức xã hội khác có liên quan.
Những kinh nghiệm trong quản lý, đặc biệt quản lý về lao động có vai trò quan trọng giúp học viên nâng cao khả năng đánh giá và đề xuất hoàn thiện các lý luận và thực tiễn của môn học.
Học sau các môn: Triết học, quan hệ lao động, quản trị nhân lực, kỹ năng lãnh đạo và quản lý, luật lao động..
PHẦN II. PHÂN BỔ THỜI GIAN GIẢNG DẠY
Môn học được kết cấu thành 4 chuyên đề lớn, phản ánh một cách tổng hợp và nâng cao nội dung của Quản lý nguồn nhân lực khu vực công. Tổng số tiết giảng là 30 tiết (2 đơn vị học trình), được phân bổ cụ thể như sau:
TT |
Tên chuyên đề |
Tổng số |
Giảng |
Thảo luận/thực hành |
1 |
Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường |
6 |
4 |
2 |
2
|
Các nội dung chủ yếu của quản lý nhà nước về lao động trong nền kinh tế thị trường |
6 |
4 |
2 |
3 |
Thị trường lao động Việt nam: Hiện trạng và các vấn đề |
9 |
5 |
4 |
4
|
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về lao động trong bối cảnh Việt nam hiện hành |
9 |
5 |
4 |
|
Tổng số |
30 |
18 |
12 |
PHẦN III: NỘI DUNG MÔN HỌC
- Vai trò của nhà nước trong kinh tế thị trường
1.1 Vai trò của thị trường
1.1.1 Các dạng thị trường
1.1.2 Cơ chế hoạt động
1.1.3 Các đặc trưng của nền kinh tế thị trường
1.1.4 Các khuyết tật của nền kinh tế thị trường
1.2 Vai trß cña chÝnh phñ trong thÞ trêng
1.2.1 Sự cần thiết can thiệp thị trường
1.2.2 Chức năng của chính phủ trong nền kinh tế thị trường
1.2.3 Khuyết tật của khu vực công
2. Các nội dung chủ yếu của quản lý nhà nước về lao động trong nền kinh tế thị trường
2.1. Mục tiêu
2.2 Các nội dung chủ yếu
2.2 Các công cụ quản lý chủ yếu
2.3 Tổ chức bộ máy quản lý lao động
2.4 Các yếu tố chi phối mức độ thành công quản lý lao động
2.5 Phương pháp đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước về lao động
3. Thị trường lao động Việt nam: Hiện trạng và các vấn đề
3.1 Các chỉ tiêu cơ bản của thị trường lao động
3.2 Hiện trạng phát triển của thị trường lao động
3.3. Các vấn đề tồn tại, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm
4. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về lao động của Việt nam hiện tại
4.1 Mục tiêu quản lý nhà nước về lao động
4.2 Hệ thống tổ chức quản lý về lao động
4.3 Các công cụ/chính sách chủ yếu
4.4 Vai trò của các tổ chức trong phát triển thị trường lao động
4.5 Đánh giá các mặt được và chưa được của hệ thống quản lý nhà nước về lao động hiện hành
4.6 Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về lao động trong điều kiện hiện nay
cô ơi cho e hỏi mục tiêu của quản lý nhà nước về lao động ?
mong cô giúp đỡ ạ
Mình không còn nghiên cứu sâu về điều này nữa, bạn nên tìm các tài liệu liên quan để nghiên cứu nhé 🙂
Em chào cô ạ.
Thưa cô . Cô có thể phân tích cho e về nắm cung cầu trong quản lý nhà nước về lao động khộng ạ.em đang làm tiểu luận đề tài là ” quản lý nhà nước về lao động.Lý luận và thực tiễn” cô có thể giúp e làm rõ về nội dung này không ạ
Em cám ơn cô nhiều ạ.
Thưa cô, cô có thể cho e xin bài giảng hoặc giáo trình môn học này được không ạ, em có tìm trên khắp các trang mạng nhưng không có tài liệu về môn học này ạ.
cô có thể cho em biết sự khác nhau giữa quản lý nhà nước về lao động Việt Nam làm việc nước ngoài theo hợp dồng và xuất khẩu lao động ạ! thanks
Em chào cô ạ.
Thưa cô em rất muốn tìm hiểu thêm một số dữ liệu và thông tin liên quan đến quản lý Nhà nước về lao động. Cô có thể chỉ cho em có thể tìm kiếm sách, tài liệu ở đâu không ạ.
Em rất cảm ơn cô
Cô ơi cô có thể phân tích cho e về nội dung các công cụ quản lí nhà nước vê lao động không ạ?