Giảng viên: PGS. TS Lê Thanh Hà – Phó hiệu trưởng Trường ĐH Lao động xã hội
Nội dung môn học:
Chương 1: Tổng quan về quản lý nguồn nhân lực trong bối cảnh toàn cầu hóa
Câu hỏi thảo luận:
Tổ chức anh (chị) đang gặp phải các khó khăn và thách thức gì trong QTNNL? Cách thức mà đơn vị, hoặc anh (chị) đã lựa chọn để đương đầu với thách thức đó?
- Liệt kê ra ít nhất 4 thách thức?
- Cách thức lựa chọn để ứng phó đối với mỗi thách thức
Chia sẻ với mọi người trong nhóm
Chương 2: Sự thay đổi của các chính sách quản lý nguồn nhân lực
Câu hỏi thảo luận:
•Nhóm 1: Hãy chỉ ra những thay đổi trong chính sách tuyển dụng của tổ chức trong bối cảnh toàn cầu hóa?
•Nhóm 2: Hãy chỉ ra những thay đổi trong chính sách đào tạo của tổ chức trong bối cảnh toàn cầu hóa?
•Nhóm 3: Hãy chỉ ra những thay đổi trong chính sách tiền lương của tổ chức trong bối cảnh toàn cầu hóa?
•Nhóm 4: Hãy chỉ ra những thay đổi trong đánh giá thực hiện công việc của tổ chức trong bối cảnh toàn cầu hóa?
•Nhóm 5: Hãy chỉ ra những thay đổi trong chính sách an toàn – vệ sinh lao động của tổ chức trong bối cảnh toàn cầu hóa?
•Nhóm 6: Hãy chỉ ra những thay đổi trong chính sách quan hệ nhân sự của tổ chức trong bối cảnh toàn cầu hóa?
Chương 3: Quản lý sự thay đổi về chính sách nguồn nhân lực
Câu hỏi thảo luận nhóm:
•Nhóm 1: Quản lý sự thay đổi trong chính sách lương bổng.
Một tổ chức hiện đang trả lương theo hệ số lương do Nhà nước quy định gắn liền với hệ số thi đua (CSTĐ hệ số 1,2; LĐTT hệ số 1,1; LĐ hoàn thành nhiệm vụ hệ số 1,0 và KHTNV: 0,4). Các tiêu chí đánh giá có tính định tính cao nên tuyệt đại đa số nhân viên đều đạt LĐTT. Tổ chức này quyết định thay đổi chính sách tiền lương theo hướng:
Trả lương theo giá trị công việc và mức độ hoàn thành công việc. Mức độ hoàn thành công việc được xác định bởi các tiêu chí có tính định lượng cao.
Hệ số hoàn thành công việc được dự kiến có độ dãn cách lớn hơn (dự kiến hệ số của CSTĐ: 1,6; LĐTT: 1,3; HTNV: 1,0 và KHTNV: 0,4.
Yêu cầu:
Đề xuất công thức tính lương mới.
Dự kiến các nhóm người ủng hộ, nhóm phản đối và nhóm “thờ ơ”.
Xác định phương pháp thuyết phục nhóm phản đối, kích hoạt nhóm “thờ ơ” của bạn nếu bạn là người lãnh đạo.
•Nhóm 2: Quản lý sự thay đổi trong chính sách tuyển dụng.
Một tổ chức đang thực hiện chính sách tuyển dụng nhân viên mới chủ yếu với phương châm ưu tiên con của những cán bộ đang làm việc và con cháu của lãnh đạo cấp cao. Tổ chức đang hoạt động rất thuận lợi vì những nhân viên lâu năm làm việc tích cực, đồng thời cấp trên rất “tạo điều kiện” do đã giúp con cháu họ.
Năm vừa rồi, tổ chức thay đổi lãnh đạo cấp cao mới là một người có tầm nhìn xa. Đứng trước tình trạng đội ngũ nhân viên mới do lãnh đạo cũ tuyển dụng có năng lực yếu kém, lãnh đạo mới quyết định thực hiện chính sách thu hút nhân tài và thực hiện tuyển dụng công bằng nhằm đáp ứng yêu cầu mới của toàn cầu hóa.
Yêu cầu:
Dự kiến các nhóm người ủng hộ, nhóm phản đối và nhóm “thờ ơ”.
Xác định phương pháp thuyết phục nhóm phản đối, kích hoạt nhóm “thờ ơ” .
Hãy cho lãnh đạo lời khuyên về chính sách tuyển dụng thích hợp trong giai đoạn chuyển tiếp.
•Nhóm 3: Quản lý sự thay đổi trong việc lựa chọn nhân sự lãnh đạo
Một tổ chức từ khi thành lập đến nay luôn thực hiện việc quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ vào các vị trí lãnh đạo bằng cách sử dụng nguồn nội bộ. Trước yêu cầu đổi mới nhằm đáp ứng tiến trình hội nhập, lãnh đạo tổ chức quyết định lựa chọn các vị trí lãnh đạo chủ chốt (người đứng đầu của các đơn vị) thông qua việc lựa chọn từ nguồn ứng viên từ bên trong và bên ngoài tổ chức.
1.Hãy đề xuất quy trình lựa chọn ứng viên của nhóm.
2.Với quy trình đó, hãy dự đoán các nhóm ủng hộ, nhóm phản đối và nhóm “thờ ơ”.
3.Hãy đề xuất cách làm để đa số các nhân viên của tổ chức ủng hộ sự thay đổi này.
•Nhóm 4: Quản lý sự thay đổi trong giải quyết lao động dôi dư
Bạn làm việc trong một trường đại học công lập ở TP. X, trong đó, do nhiều nguyên nhân, trường đã để xảy ra tình trạng tỷ lệ bộ phận phục vụ quá cao (tỷ lệ bộ phận phục vụ so với giảng viên chiếm tới 50% so với chuẩn là 15 – 20%). Chất lượng giảng viên lại rất thấp. Song do trường thành công trong việc xin chỉ tiêu tuyển sinh, thu nhập vẫn đảm bảo.
Năm 2012, Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư 57, trường không được cấp chỉ tiêu tuyển sinh. Nguồn thu của trường giảm hẳn xuống.
1.Là người tham mưu cho Hiệu trưởng, bạn sẽ đề xuất giải pháp gì để đảm bảo thu nhập cho cán bộ công nhân viên, đồng thời nâng cao chất lượng giảng viên đáp ứng yêu cầu hội nhập.
2.Bạn hãy dự kiến nhóm ủng hộ, nhóm phản đối và nhóm trung dung.
3.Hãy đề xuất phương pháp để những người phản đối, người thuộc nhóm trung dung ủng hộ sự thay đổi nếu thực hiện giải pháp do bạn đề xuất.
•Nhóm 5: Quản lý sự thay đổi trong đào tạo và sử dụng cán bộ.
Một Tập đoàn kinh tế đã có 50 năm xây dựng và trưởng thành. Cán bộ của Tập đoàn phần lớn có trình độ đại học và sau đại học, song rất itd người làm việc đúng chuyên môn được đào tạo. Do sự cạnh tranh và hội nhập, Tập đoàn buộc phải thay đổi.
1.Hãy đề xuất sự thay đổi trong chính sách đào tạo và sử dụng cán bộ.
2.Ai sẽ ủng hộ và ai sẽ phản đối với sự thay đổi do bạn đề xuất?
3.Làm thế nào để họ ủng hộ sự thay đổi đó?
•Nhóm 6: Quản lý sự thay đổi trong nguồn nhân lực của tổ chức.
Một Công ty quyết định nhập một số dây chuyền công nghệ oới của nước ngoài. Do ở Việt Nam chưa từng có dây chuyền này nên Công ty phải tuyển dụng lao động là người nước ngoài vào làm việc ở Công ty.
1.Hãy đề xuất các nội dung chính sách quản trị nhân lực cần phải thay đổi.
2.Ai sẽ ủng hộ và ai sẽ phản đối với sự thay đổi do bạn đề xuất?
3.Làm thế nào để họ ủng hộ sự thay đổi đó?
Chị ơi có thể cho em xin đáp án của đề này hoạch là gợi ý cũng được ạ. em xin cảm ơn ạ
•Nhóm 6: Quản lý sự thay đổi trong nguồn nhân lực của tổ chức.
Một Công ty quyết định nhập một số dây chuyền công nghệ oới của nước ngoài. Do ở Việt Nam chưa từng có dây chuyền này nên Công ty phải tuyển dụng lao động là người nước ngoài vào làm việc ở Công ty.
1.Hãy đề xuất các nội dung chính sách quản trị nhân lực cần phải thay đổi.
2.Ai sẽ ủng hộ và ai sẽ phản đối với sự thay đổi do bạn đề xuất?
3.Làm thế nào để họ ủng hộ sự thay đổi đó?
e viết bài tiểu luận với đề tài là các học thuyết về quản trị nhân lực và định hướng ứng dụng trong một doanh nghiệp / tổ chức thì phần định hướng cần có những ý nào ? cô có thể gợi ý cho e dk k a!
c ơi cho e m nghề nhân lực với nghề quản trị nhân lực có khác nhau k ?
mình học đhlđxh đang có bài tiểu luận viết về đề tài trên.b có thể hưởng dẫn mình bài có những phần nào được k ????
Các hướng dẫn viết tiểu luận ở trường đều có chi tiết rồi, bạn đọc kỹ nhé 🙂
Em là Diễm My – thành viên của clb HRS, bài viết của chị đã giúp em trong quá trình làm tiểu luận, em cảm ơn chị nhiều
Thật hay và bổ ích
mình học lđxh năm t2 có bài tiểu luận msf không biết làm thế nào bạn có thể hướng dẫn mình không
Dear AN!
Mình rất khâm phục bạn Nguyệt. Mình học ĐH Công đoàn, hiện tại đang là TP. HCNS Long Biên Ford. Mình muốn học VB 2. BAn Nguyệt có thể tư vấn cho mình nên học trường nào để theo nghiệp Nhân sự ko?
Mình mới đăng ký học TA hellochao, ban chia se cho mình kinh nghiệm học trên trang trực tuyến này ko?
Cám ơn bạn Nguyệt nhiều!
Anh Khanh Huy học ĐHCĐ khóa nào vậy ạ?