ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
PHẦN I. GIỚI THIỆU MÔN HỌC
Tên môn học: Phương pháp nghiên cứu khoa học
Tổng số tín chỉ: 03, trong đó:
- Lý thuyết: 02 TC
- Thực hành: 01 TC
Bộ môn phụ trách:
Giảng viên giảng dạy thứ nhất: PGS.TS. Trịnh Khắc Thẩm
P. Hiệu trưởng Trường ĐH LĐXH
Giảng viên giảng dạy thứ hai: ThS. Nguyễn Xuân Hướng
Trưởng phòng khoa học – Trường ĐH LĐXH
I. MÔ TẢ HỌC PHẦN
Học phần bao gồm những kiến thức và kỹ năng nâng cao về nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực xã hội như phát hiện vấn đề, hình thành giả thuyết nghiên cứu… Nội dung của học phần sẽ chú trọng chủ yếu đến những kiến thức và kỹ năng nghiên cứu khoa học liên quan trực tiếp đến việc viết luận văn cao học
II. MỤC TIÊU HỌC PHẦN
Sau khi học xong học phần này, học viên cao học QTNL sẽ nắm được những kiến thức tương đối toàn diện về phương pháp nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực xã hội. Đồng thời, học viên cao học QTNL sẽ có khả năng phát hiện và nghiên cứu một số vấn đề thực tiễn thuộc lĩnh vực xã hội. Ngoài ra, học viên cao học QTNL cũng có thể phân tích và đưa ra đánh giá đối với các công trình nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực xã hội.
III. TRANG THIẾT BỊ DÀNH CHO DẠY VÀ HỌC
– Phấn, bảng, máy tính, máy chiếu, bảng ghim, giấy màu, giấy A0, bút dạ
IV. KẾ HOẠCH TƯ VẤN, GIÚP ĐỠ HỌC VIÊN HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU
– Giảng viên trình bày các nội dung lý thuyết và cùng thảo luận trao đổi với học viên
– Giảng viên đưa ra các vấn đề thực tiễn liên quan đến quản trị nhân lực và cùng học viên áp dụng kiến thức lý thuyết để giải quyết
– Học viên chia nhóm làm các bài tập thực hành theo yêu cầu của giảng viên và trình bày trước lớp
V. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
– Dự lớp: 10%
– Tham gia thảo luận, xây dựng bài: 10%
– Bài tập nhóm: 20%
– Bài tập cá nhân (Tiểu luận): 60%
VI. YÊU CẦU ĐỐI VỚI HỌC VIÊN
– Dự lớp, tham gia thảo luận xây dựng bài
– Làm bài tập nhóm và tiểu luận cá nhân
– Thực hiện đầy đủ các quy định của nhà trường về giờ giấc, tác phong…
PHẦN II. PHÂN BỔ THỜI GIAN
Nội dung |
Số giờ |
Giới thiệu về học phần và hướng dẫn học viên làm bài tập (nhóm và bài tập cá nhân) |
5 |
Chuyên đề 1 |
5 |
Chuyên đề 2 |
5 |
Chuyên đề 3 |
5 |
Chuyên đề 4 |
5 |
Chuyên đề 5 |
5 |
Chuyên đề 6 |
5 |
Học viên trình bày bài tập nhóm |
10 |
PHẦN III. NỘI DUNG HỌC PHẦN
Chuyên đề 1
Khái quát về nghiên cứu khoa học
I. Một số vấn đề chung về NCKH
1. Khái niệm NCKH
2. Chức năng của NCKH
3. Mục tiêu của NCKH
4. Đặc điểm của nghiên cứu khoa học
5. Phẩm chất của nhà nghiên cứu
6. Phân loại nghiên cứu khoa học
– Phân theo giai đoạn nghiên cứu
– Phân theo chức năng
– Nghiên cứu định tính và định lượngăng
– Phân loại khác
II. Đề tài khoa học
1. Khái niệm:
2. Loại hình nghiên cứu
3. Tính chất của đề tài
4. Quy trình nghiên cứu đề tài
– Quy trình chung
– Quy trình nghiên cứu “giả thuyết – suy diễn”
5. Hình thành vấn đề nghiên cứu và chọn đề tài
– Xuất phát điểm
– Nguồn lựa chọn chủ đề
6. Xây dựng khung lý thuyết
7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
8. Mục tiêu nghiên cứu
– Mục tiêu tổng thế
– Các mục tiêu nghiên cứu:
9. Phạm vi nghiên cứu
– Phạm vi về đối tượng
– Phạm vi về thời gian
– Phạm vi về không gian
III. Một số vấn đề khác
1. Các loại thang đo
2. Thiết kế nghiên cứu
Chuyên đề 2
Một số phương pháp cơ bản áp dụng trong thu thập số liệu
I. Một số vấn đề chung về phương pháp NCKH
1. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
2. Khái niệm
3. Đặc trưng
4. Phân loại
– Các phương pháp lý thuyết (thuần tuý):
– Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
II. Các phương pháp sử dụng trong thu thập số liệu
1. Phân loại
2. Nguyên tắc lựa chọn
III. Điều tra xã hội học
1. Khái niệm
2. Phân loại
– Phỏng vấn sâu
– Phỏng vấn theo bảng hỏi có sẵn
– Người trả lời tự trả lời bảng hỏi
3. Các bước thực hiện
IV. Phương pháp chuyên gia
1. Khái niệm
2. Các bước thực hiện
V. Phương pháp thực nghiệm
1. Khái niệm
2. Các bước thực hiện
VI. Điều kiện áp dụng và ưu, nhược điểm của các phương pháp thu thập số liệu
1. Điều kiện áp dụng
2. Ưu điểm
3. Nhược điểm
VII. Một số lưu ý trong điều tra xã hội học trực tiếp
VIII. Bảng hỏi
1. Khái niệm
2. Yêu cầu khi thiết kế bảng hỏi
3. Yêu cầu về câu hỏi
4. Các dạng câu hỏi
Chuyên đề 3
Các phương pháp chọn mẫu
I. Khái niệm và phân loại
1. Khái niệm
2. Phân loại
– Chọn mẫu xác suất
– Chọn mẫu phi xác suất
II. Các phương pháp chọn mẫu xác suất
1. Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản
– Điều kiện áp dụng
– Nguyên tắc
– Cách thức thực hiện
2. Chọn mẫu hệ thống
– Điều kiện áp dụng
– Nguyên tắc
– Cách thức thực hiện
3. Chọn mẫu phân tổ/ lớp
– Điều kiện áp dụng
– Nguyên tắc
– Cách thức thực hiện
4. Chọn mẫu theo cộng đồng
– Điều kiện áp dụng
– Nguyên tắc
– Cách thức thực hiện
III. Xác định quy mô mẫu
1. Các tiêu chí để xác định quy mô mẫu
2. Nhược điểm của xác định quy mô mẫu theo lý thuyết
3. Xác định quy mô mẫu trong thực tế
4. Một số nguyên tắc (gợi ý) để xác định quy mô mẫu khi thực hiện luận văn cao học
Chuyên đề 4
Phân tích số liệu
I. Mô tả số liệu
1. Mô tả biến định lượng
2. Mô tả biến định tính
II. Phân tích số liệu
1. Phân tích tương quan
2. Ngoại suy
3. Phân tích quan hệ nhân quả và dự báo
4. Một số lưu ý trong phân tích số liệu và giải thích kết quả
III. Giới thiệu một số phần mềm thống kê thường dùng
Chuyên đề 5
Kiểm định giả thuyết
I. Khái niệm và phân loại
1. Khái niệm
2. Phân loại
II. Các loại sai lầm trong kiểm định giả thuyết
1. Sai lầm loại I
2. Sai lầm loại II
3. Yêu cầu “Đánh đổi” giữa các loại sai lầm
III. Một số vấn đề trước kiểm định
1. Chuyển mục tiêu nghiên cứu thành các giả thuyết
2. Lựa chọn công cụ kiểm định
3. Lựa chọn mức ý nghĩa
4. Nguyên tắc “không làm ngược”
III. Các kiểm định liên quan đến trung bình
1. Kiểm định một trung bình
2. Kiểm định sự khác biệt giữa hai trung bình
IV. Các kiểm định liên quan đến tần suất (tỷ lệ)
1. Kiểm định một tần suất
2. Kiểm định sự khác biệt giữa hai tần suất
V. Giới thiệu một số phần mềm thống kê thường dùng
Chuyên đề 6
Đạo văn và cách phòng tránh
I. Một số vấn đề chung
1. Khái niệm
2. Phân loại
3. Lý do xảy ra đạo văn
4. Hậu quả của đạo văn
5. Những vấn đề không bị coi là đạo văn
II. Phòng tránh đạo văn
1. Nguyên tắc chung
2. Kỹ thuật áp dụng
– Trích dẫn
– Diễn giải
– Tóm tắt
III. Trích nguồn
1. Khái niệm
2. Yêu cầu
IV. Lập danh mục tài liệu tham khảo và kỹ thuật trích nguồn
1. Nguyên tắc chung khi lập danh mục tài liệu tham khảo và trích nguồn
2. Cách liệt kê các loại tài liệu trong danh mục tài liệu tham khảo
– Sách (bản gốc)
– Sách dịch
– Tạp chí
– Tài liệu điện tử
– Các tài liệu khác
3. Một số trường hợp đặc biệt khi viết danh mục tài liệu tham khảo