ULSA_Cao học Quản trị nhân lực 1A
Phương pháp nghiên cứu khoa học
1. Bài tập nhóm (trình bày vào 2 buổi cuối môn học) 14 & 15/2
– Chia nhóm: 5-7 người
– Lựa chọn 1 bài nghiên cứu bất kỳ liên quan đến quản trị nhân lực (15 trang trở lên) từ Internet hoặc bất cứ nguồn nào (có bản mềm)
– Yêu cầu: (1) Nêu những phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu đó; (2) Đánh giá những thành công đạt được trong nghiên cứu đó; (3) Đánh giá những hạn chế cần hoàn thiện thêm trong nghiên cứu đó; và (4) Đưa ra các giải pháp/ đề xuất/ khuyến nghị để hoàn thiện/ khắc phục những hạn chế này.
– Sản phẩm phải nộp: (1) Bản mềm bài nghiên cứu, (2) Bản mềm bài phân tích, đánh giá (Word), (3) Bản cứng bài phân tích, đánh giá và (4) Bài trình bày (Powerpoint)
Yêu cầu khi thực hiện bài tập nhóm
Thời gian trình bày của cả lớp: 2 buổi học cuối cùng
Thời gian trình bày của từng nhóm: không quá 10 phút (yêu cầu mỗi nhóm có ít nhất 02 thành viên trình bày)
Trả lời câu hỏi: không quá 10 phút (người trình bày sẽ không trả lời câu hỏi)
Nhận xét, đánh giá của giảng viên: không quá 5 phút
Điểm đánh giá: điểm bài viết tính chung cho cả nhóm và điểm trình bày tính riêng cho từng thành viên
Lưu ý: Những người có tên trong nhóm nhưng không tham gia trình bày hay trả lời câu hỏi (có thể) nhận điểm 0
Nộp sản phẩm (đã hoàn thiện): 01 tuần sau khi kết thúc học phần
2. Bài tập cá nhân (khoảng 10/3)
Chọn một chủ đề bất kỳ về quản trị nhân lực (giả định) để làm luận văn
Viết đề cương nghiên cứu Yêu cầu về kết cấu của nội dung của đề cương: 05 chương – Chương 1: Giới thiệu – Chương 2: Tổng quan các tài liệu có liên quan – Chương 3: Phương pháp nghiên cứu – Chương 4: Phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu – Chương 5: Kết luận, đề xuất, khuyến nghị Sản phẩm phải nộp: Bản mềm và bản cứng đề cương nghiên cứu Thời gian nộp: 01 tháng sau khi kết thúc học phần
|
Yêu cầu về nội dung của các chương trong đề cương
Chương 1: Giới thiệu – Sự cần thiết/ ý nghĩa của đề tài – Mục tiêu nghiên cứu (các vấn đề dự định sẽ giải quyết) – (Dự tính) Những thành công và hạn chế của nghiên cứu – Các khái niệm chính sẽ sử dụng Chương 2: Tổng quan các tài liệu có liên quan – Các nghiên cứu có liên quan – Các lý thuyết sẽ áp dụng Chương 3: Phương pháp nghiên cứu – Các phương pháp và quy trình được sử dụng – Các công cụ được sử dụng để thu thập số liệu – Tổng thể và mẫu nghiên cứu – Phương pháp thu thập số liệu – Công cụ, phần mềm để xử lý số liệu Chương 4: Phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu – Giới thiệu tổng quan về khách thể nghiên cứu – Mô tả tổng quát về số liệu sử dụng – Phân tích/ đánh giá Chương 5: Kết luận, đề xuất, khuyến nghị – Những phát hiện chính – Các đề xuất/ khuyến nghị – Kết luận |